Sự thật về AFK là gì? Những hình phạt dành cho việc AFK game

Sự thật về AFK là gì? Những hình phạt dành cho việc AFK game là chủ đề trong nội dung hiện tại của Game Là Dễ Info. Tham khảo bài viết để biết đầy đủ nhé. AFK là viết tắt của từ nào? AFK có nghĩa là gì? AFK trong game sẽ bị phạt như thế nào? Đây là những câu hỏi mà nhiều game thủ đang muốn biết câu trả lời. Nếu vậy, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Gamelade.info nhé, bài viết sẽ giải thích định nghĩa AFK là gì và những hình phạt khi người chơi có hành vi AFK trong game. Mời các bạn tham khảo nhé!

afk-la-gi

AFK có nghĩa là gì?

AFK là viết tắt của từ “Away From Keyboard” được dịch sang tiếng Việt “Rời Khỏi Bàn phím”, “treo máy không dùng phím”, “không có mặt tại máy”. Bạn có thể hiểu đơn giản hơn, nó là cụm từ để người khác biết được bạn đã không còn có mặt để sử dụng máy tính trong các hoạt động trực tuyến, các hoạt động phải kể đến như (game online, chat video, làm việc online,..).

Vậy AFK trong game mang ý nghĩa gì? Thuật ngữ AFK thường được sử dụng nhiều trong các tựa game online như (LOL, Liên quân, Pupg & Pupg Mobile, DotA2, Free Fire,…). Nó dùng để báo hiệu rằng có một ngươi chơi đã thoát và không còn trực tuyến để chơi cùng với team nữa. Những đồng đội còn lại sẽ phải gánh các thêm phần trách nhiệm của người đã AFK.

Nguyên nhân dẫn đến việc AFK trong game online

Người chơi có hành vi AFK (rời khỏi trận đấu) là một điều mà trò chơi nào cũng gặp phải và khi AFK thì chắc chắn sẽ có nguyên nhân đúng không nào. Dưới đây mình sẽ tóm gọn lại 2 nguyên nhân chính đó là nguyên nhân chủ quan và khách quan. Mời các bạn tham khảo.

Một số nguyên nhân chủ quan:

  • Khi người chơi không thích trận đấu đó, họ cảm thấy không hứng thú và họ muốn AFK để không làm mất thời gian chơi game.
  • Khi người chơi đang gặp vấn đề liên quan đến tâm trạng, có thể đang bực bội vì một điều gì đó,
  • Chơi game dỡ quá cho nên bị đồng đội mắn chửi, rồi tự ái phá team xong AFK.

Nguyên nhân khách quan:

  • Các thiết bị điện thoại, máy tính gặp trục trặc kỹ thuật, có thể là bị hỏng, sự cố mất điện, hoặc mạng kết nối bị lag hoặc mất luôn.
  • Người chơi AFK vì các nhu cầu cấp thiết như đi ăn, uống, đi nhậu với bạn bè, hoặc vệ sinh cá nhân,…
  • Người chơi gặp phải các vấn đề quan trọng , có thể là bị phụ huynh gank, bị người yêu gọi đi chơi (đối với những game thủ đang yêu).

Trên là một số nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến tình trạng AFK trong game, xem bản thân nằm trong trường hợp nào nhé. Bởi AFK là một hành vi xấu trong cộng đồng game nói riêng và trong các hoạt động trực tuyến nói chung. Cho nên sẽ có những hình phạt nhất định cho việc AFK trong game online mà người chơi phải gánh chịu. Chi tiếp hãy cuộng xuống và tham khảo phần tiếp theo nhé.

Những hình phạt cho hành vi AFK trong game online

Dưới đây là những hình phạt mà nhân vật của bạn phải gánh chịu khi AFK trong game, mình sẽ liệt kê ra những hình phạt cụ thể cho từng loại game phổ biến nhất hiện nay như LOL, Liên Quân Mobile, PUPG & PUPG Mobile, DotA 2, Free Fire.

Hình phạt AFK trong game Liên Minh Huyền Thoại (LoL)

Trong trò chơi LOL (League Of Legends) được rất nhiều bạn trẻ yêu thích hiện nay, có rất nhiều chế độ chơi cũng như hình thức thi đấu, cho nên dù trải qua bao nhiêu năm thì game LoL vẫn luôn giữ vị trí top 1 trong làng ngành thể thao điện tử.

Dù vậy, LoL cũng không thể tránh khởi tình trạng AFK khi trận đấu đang diễn ra, thậm chí nhiều trường hợp có một thành viên đánh đã dỡ rồi, còn đi auto fix mạng, phá team rồi AFK. Điều này gây nhiều ức chế đối với những người chơi cùng. Vì vậy, việc nhà phát hành đưa ra những hình phạt thích đáng là điều nên làm, cụ thể như sau:

  • Khi bạn AFK thì hệ thống game sẽ gửi cho bạn một thông điệp cảnh báo đây là hành vi xấu làm ảnh hưởng đến cho người chơi.
  • Nếu người chơi vẫn tiếp tục tái phạm thì vào trận đấu sau họ sẽ bị đưa vào hàng chờ, thời gian có thể 5, 10, 15 hay 20 phút trong 1 hoặc 5 trận đấu liên tiếp.
  • Đặt biệt, Con số này sẽ tăng dần tùy theo mức độ phạm lỗi và số lần tái phạm.
  • Khi bị phạt thì người chơi tham gia vào đội, đội đó sẽ biết được rằng họ đang chơi cùng một người chơi có hành vi AFK và đang bị phạt. Lúc này cả đội sẽ phải gánh chịu hình phạt chung với bạn.
  • Nếu bị người chơi cùng tố cáo report nhiều thì acc của bạn có thể sẽ bị khóa vĩnh viễn.

Hình phạt AFK trong Liên Quân Mobile

Có thể thấy hiện tượng AFK thường xuyên xảy ra trong tựa game Liên Quân Mobile. Vì là trò chơi mobile nên hình phạt sẽ thấp hơn, nhưng để giảm thiểu tình trạng này thì Garena cũng đã đưa ra một số hình thức xử phạt như sau:

  • Người chơi AFK một trận đấu đầu tiên thì Garena lập tức gửi thông báo trừ điểm uy tín của bạn từ 2-5 điểm. Điêm uy tín này dùng để đấu hạng, nếu thấp hơn 85 điểm thì bạn không còn tham gia được nữa.
  • Hàng tuần sẽ được nhận cảnh báo từ ban điều hành game.
  • Sau khi bị cảnh cáo 7 ngày, nếu người chơi còn tiếp tục vi phạm thì tài khoản của họ sẽ bị khóa trong 3 ngày. Nếu tiếp tục tái phạm thì có thể khóa tài khoản đến 7 ngày, 30 ngày hoặc có thể vĩnh viễn.

Hình phạt AFK trong game PUBG và PUBG Mobile

Tựa game PUBG hiện đang có 2 phiên bản chính đó là phiên bản dành cho máy tính và Mobile. Được biết đây là loại game bắn súng sinh tồn (FPS) rất nổi tiếng và được nhiều bạn trẻ yêu thích. Tuy nhiên, tình trạng AFK trong PUBG (chơi trên PC) diễn ra liên tục, đặc biệt là đối với trò PUBG Mobile (chơi trên điện thoại).

Cho nên, theo bộ quy tắc ứng xử được đăng tải trên trang chủ của PUBG thì việc AFK sẽ bị xử phạt và xóa các vật phẩm kiếm được trong game.

Hình phạt AFK trong Dota 2 (nặng nhất)

Dưới đây là những hình phạt khi người chơi Dota 2 có hành vi AFK một lần hoặc nhiều lần. Nhân vật sẽ mang tội danh là Low Priority.

  • Tăng thời gian tìm trận đấu lên rất nhiều.
  • Khi tìm trận thì người chơi sẽ bị xếp đội với những người chơi cùng cảnh ngộ (nghĩa là cũng bị phạt như bạn).
  • Bị hạn nhiều lựa chọn chơi, bạn chỉ chơi được ở chế độ Single Draft unranked.
  • Sẽ không nhận được bất kỳ vật phẩm rơi nào trong quá trinh chiến đấu và cũng không nhận được bất kỳ điểm Trophy nào.
  • Khiến người chơi khác trong tổ đội cũng bị Low Priority cho đến khi họ rời khỏi tổ đội.

Hình phạt AFK trong game Free Fire

Tựa game Free Fire cũng là một trò bắn súng thuộc thể loại FPS gần giống như PUBG mobile. Và hình phạt tình trạng AFK Free Fire cũng giống y chang như game PUBG mobile.

Tại sao hành vi AFK bị cấm trong game online?

Hiên nay, các trò chơi trực tuyến nhiều người chơi thường mang tính đồng đội, cần phải có sự phối hợp giữa các người chơi như: Liên Minh Huyền Thoại, Dota 2, Liên Quân Mobile, PUBG, Tốc Chiến,… Mỗi người chơi đều đóng một vai trò quan trọng trong tổ đội nên việc chỉ cần một thành viên AFK sẽ gây ra những tác động xấu kết quả trận đấu, làm ảnh hưởng đến thứ hạng trong game. Cho nên, người có hành vi AFK được xem là một tội đồ của team, xứng đáng bị report để ban quản lý trò chơi có biện pháp xử lý.

Ngoài ra, bên phía đại diện một số tựa game còn cho rằng, phải ngăn chặn ngay tình trạng AFK trong game và khuyến khích các game thủ thi đấu văn minh và không được giở trò gian lận.

Một số ý nghĩa khác của từ AFK mà bạn nên biết

Ngoài những ý nghĩa trong mà bài viết đã chia sẻ ở trên, thì AFK còn có thêm một số ý nghĩa khác cũng được sử dụng như:

  • Afkorting: Có nghĩa là “viết tắt” trong tiếng Hà Lan.
  • Afrikaans: Một trong 11 ngôn ngữ chính thức của Nam Phi, phát triển từ phương ngữ Zuid-Holland (Nam-Hà Lan) giữa thế kỷ 17 từ những cư dân Hà Lan định cư ở Nam Phi vào thời kỳ này.
  • A Free Kill: “Mạng giết miễn phí” đây là một từ khác cũng hay xuất hiện trong trò chơi điện tử, chỉ những mạng giết được mà người chơi gần như chả phải bỏ quá nhiều công sức để đạt được. Có thể là do do đối phương quá yếu, đối phương nhường, đối phương bị treo máy giữa chừng,…
  • All for Kill: “Tất cả để Giết mạng”, đây là từ thường được dùng trong các trò chơi điện tử, mang nghĩa rằng chỉ số mạng giết là quan trọng nhất, và người chơi sẽ làm tất cả mọi thứ để có chỉ số mạng giết cao nhất có thể.

Lời kết: Trên đây là bài viết định nghĩa AFK là gì và những hình phạt khi người chơi có hành vi AFK trong game online (LOL, Liên quân, Pupg & Pupg Mobile, DotA2, Free Fire,..). Hi vọng, bài viết sẽ hữu ích với các bạn.